Dịch Thuật Công Chứng Là Gì? Điều Kiện Bản Dịch Được Công Chứng
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập thịnh vượng, tạo cơ hội để mọi người học tập, làm việc, hợp tác với mọi quốc gia trên thế giới. Nên những tài liệu, giấy tờ như hồ sơ nhập học, xin việc, thủ tục xuất nhập hàng hóa, giao dịch mua bán hàng hóa, … đều cần được Dịch Thuật Công Chứng. Vậy dịch thuật công chứng là gì và làm sao để có được bản dịch này? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Liên hệ ngayDịch thuật công chứng là gì?
Dịch thuật là gì?
“Dịch” có nghĩa là giải thích, giải nghĩa. Còn “thuật” tức là kỹ thuật, học thuật, phương pháp chuyên ngành,…
Dịch thuật có thể hiểu là một công việc, với nhiệm vụ chính là dùng phương pháp, kiến thức chuyên môn để chuyển đổi văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Bản dịch sau đó giúp người yêu cầu, khách hàng hiểu rõ được nội dung văn bản và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống
Công việc của người dịch thuật, không chỉ yêu cầu cần giỏi về ngoại ngữ, mà họ cũng cần chịu trách nhiệm về nội dung tài liệu đã dịch. Do đó, họ cần nắm chắc nhiều kiến thức về ngôn ngữ và chuyên môn, chuyên ngành để bản dịch của mình chính xác, không lệch đi ý nghĩa so với văn bản gốc.
Dịch thuật công chứng là gì? Có gì đặc biệt hơn dịch thuật thông thường?
Dịch Thuật Công Chứng hiện là dịch vụ rất tiện ích với nhiều khách hàng. Họ trước đây sẽ cần tìm đến dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp hoặc tự dịch thuật. Sau đó đem bản dịch đó đi công chứng, tại các cơ quan, văn phòng về tư pháp hay công chứng chuyên nghiệp.
Hiểu đơn giản, dịch thuật công chứng khác dịch thuật thông thường là có thêm dấu công chứng, chữ ký của người biên dịch và công chứng viên hay cán bộ tư pháp trên bản dịch. Đây là thủ tục thể hiện bản dịch đã được kiểm tra, đảm bảo là có nội dung chính xác, tương đồng nhất với bản tài liệu, văn bản gốc. Đồng thời bản dịch đó đã công chứng để thỏa mãn điều kiện về pháp lý của thủ tục, giấy tờ đó.
Chẳng hạn như: Giấy nhập học du học sinh, giấy nhập cảnh, thủ tục xuất nhập hàng hóa nước ngoài,…cần được dịch thuật công chứng để bổ sung vào hồ sơ trước khi nhập học, xuất cảnh để bạn học tập, làm việc tại đất nước khác.
Vì theo quy định Pháp luật Việt Nam hiện hành, bất kì văn bản, tài liệu nước ngoài nào trước khi sử dụng và lưu hành tại Việt Nam hay ngược lại, văn bản Việt Nam muốn sử dụng ở nước ngoài đều cần dịch thuật công chứng. Bản dịch đã được công chứng mới có giá trị về pháp lý, có sự đảm bảo chính xác về nội dung, có đơn vị chịu trách nhiệm cho tài liệu, bản dịch đó thì mới được sử dụng
Điều kiện để bản dịch được công chứng sẽ bao gồm như sau:
- Bản dịch có nội dung chính xác, đúng thuật ngữ chuyên ngành so với văn bản, tài liệu gốc. Bao gồm cả những con số về ngày tháng, số liệu, … đến nội dung và form mẫu so với văn bản, tài liệu gốc.
- Người dịch văn bản đem đi công chứng phải là cộng tác viên của tổ chức, cơ quan, văn phòngcông chứng (theo quy định Pháp luật về Luật Công chứng ban hành năm 2014 và hiện nay còn hiệu lực).
- Người dịch văn bản yêu cầu có bằng cấp là đã tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác thuộc chuyên ngành ngoại ngữ, thông thạo ngôn ngữ đó.
- Người dịch văn bản sẽ trực tiếp phải chịu trách nhiệm trước văn phòng công chứng về tính chính xác của bản dịch mình thực hiện.Điều kiện để bản dịch được công chứng sẽ bao gồm như sau:
- Bản dịch có nội dung chính xác, đúng thuật ngữ chuyên ngành so với văn bản, tài liệu gốc. Bao gồm cả những con số về ngày tháng, số liệu, … đến nội dung và form mẫu so với văn bản, tài liệu gốc.
- Người dịch văn bản đem đi công chứng phải là cộng tác viên của tổ chức, cơ quan, văn phòngcông chứng (theo quy định Pháp luật về Luật Công chứng ban hành năm 2014 và hiện nay còn hiệu lực).
- Người dịch văn bản yêu cầu có bằng cấp là đã tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác thuộc chuyên ngành ngoại ngữ, thông thạo ngôn ngữ đó.
- Người dịch văn bản sẽ trực tiếp phải chịu trách nhiệm trước văn phòng công chứng về tính chính xác của bản dịch mình thực hiện.
Điều kiện để bản dịch thuật được công chứng?
Công chứng một bản dịch yêu cầu cần có đủ con dấu có văn phòng, cơ quan tư pháp hoặc văn phòng công chứng tư nhân. Ngoài ra, bản dịch công chứng còn cần chữ ký của người phiên dịch và công chứng viên hay cán bộ tư pháp của cơ quan chịu trách nhiệm công chứng bản dịch đó.
Dịch thuật công chứng với Nhà Nước Việt Nam là hình thức để kiểm soát chặt chẽ hơn về sự chính xác, tính minh bạch và rõ ràng các giao dịch, thủ tục thực hiện với nước ngoài. Ngay cả khi bản dịch không yêu cầu về tính pháp lý, thì nếu nó đã được công chứng bởi văn phòng tư pháp, cơ quan công chứng nó cũng dễ nhận về sự tin tưởng cao hơn.
Liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ
Tự dịch thuật có thể công chứng được không?
Nội dung được trình bày ở trên đã thể hiện rằng: người dịch thuật công chứng phải là biên dịch viên cộng tác với văn phòng công chứng hay cơ quan tư pháp công chứng. Do đó, trường hợp tự dịch thuật rồi đem đi công chứng có thể sẽ “không được” cơ quan, văn phòng công chứng chấp thuận, khiến bạn mất nhiều thời gian hơn.
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí hay muốn tự dịch thuật cho tài liệu, văn bản của mình, có thể liên hệ với công ty dịch thuật chất lượng, uy tín và tiến hành hiệu đính bản dịch tại đó. Đây là một quá trình kiểm tra lại bản dịch về ngữ pháp, từ vựng, văn phong, thông số,… để đảm bảo bản dịch đúng nghĩa với bản gốc nhất.
Tuy nhiên, từ những tài liệu, văn bản từ ngắn đến dài như sách nghiên cứu, luận văn,… tốt nhất bạn nên tìm đến đơn vị công chứng chuyên nghiệp. Các đơn vị này sở hữu đội ngũ dịch thuật, biên dịch viên chuyên nghiệp, với trình độ chuyên môn cao, có nhiều phương pháp và kỹ năng về nhiều lĩnh vực. Họ sẽ giúp bạn có được tài liệu, văn bản quan trọng với ý nghĩa chính xác, phù hợp, đúng chuyên môn nhất.